Bàn thờ là nơi thờ phụng, hương khói để thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ và sự kính trọng đối với các vị gia tiên, thần linh hay người có danh vị. Do đó, các yếu tố từ việc lựa chọn kích thước, chất liệu, họa tiết trang trí đến vị trí sắp xếp bàn thờ tại gia đình đều cần được chú trọng. Nếu bạn là người chưa từng thỉnh thần, thờ phụng gia tiên thì những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để .
Chất liệu gỗ làm bàn thờ
Việc đầu tiên mà mọi người cần quan tâm khi mua sắm bàn thờ chính là chất liệu chế tác. Đây chính là yếu tố quyết định đến độ bền, tuổi thọ cũng như vẻ đẹp của sản phẩm. Hiện nay, bàn thờ được làm từ các loại gỗ tự nhiên, trong đó có cái loại gỗ phổ biến là gỗ sồi, gỗ hương, gỗ gõ đỏ, gỗ cẩm thị, gỗ căm xe, …
Bàn thờ gỗ hương

- Gỗ hương thuộc nhóm I, là loại gỗ có độ cứng cao, trọng lượng nặng và vân gỗ đẹp. Gỗ hương có rất nhiều dòng gỗ khác nhau như hương đỏ, hương đá, hương vân, hương nghệ, hương xám, hương huyết, … Mỗi loại hương lại có màu sắc và vân gỗ đặc trưng riêng đem đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Bàn thờ gỗ hương nổi tiếng về độ bền, độ cứng và tuổi thọ vượt trội. Tính chất kháng sâu mọt tự nhiên, độ co ngót thấp khiến bàn thờ luôn giữ được kết cấu qua năm tháng. Màu sắc và vân gỗ hương mịn đẹp, là biểu tượng cho sự giàu sang, đẳng cấp của gia chủ.
- Các loại bàn thờ gỗ hương đều thuộc dòng hàng cao cấp, khan hiếm nên giá thành sản phẩm cũng khá đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn an tâm về ích lợi mà sản phẩm đem lại trên cả tính năng và yếu tố thẩm mỹ.
Bàn thờ gỗ gõ đỏ

- Bàn thờ gỗ gõ đỏ cũng thuộc dòng sản phẩm cao cấp với những giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ tuyệt vời. Đây đang là mẫu mã thịnh hành nhất hiện nay bởi màu sắc nổi bật, thiết kế độc đáo đồng thời độ bền bỉ cao.
- Bàn thờ gỗ gõ đỏ cứng chắc, có trọng lượng nặng, có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc và cong vênh tốt. Thớ gỗ cứng nhưng khá mịn nên dễ dàng đục chạm để tạo kiểu và họa tiết, hoa văn.
- Gỗ gõ đỏ thường được giữ nguyên màu sắc vốn có bởi sự đặc biệt trên sắc tố màu cũng như các đường vân uốn lượn độc đáo. Càng sử dụng lâu dài gỗ gõ đỏ lại càng lên màu rực rỡ hơn, là một cách đơn giản và hiệu quả để thể hiện được giá trị của sản phẩm.
Bàn thờ gỗ cẩm thị

- Nếu những chất gỗ như sồi, hương, gõ đỏ đều mang theo tông màu tươi sáng thì gỗ cẩm thị lại là lựa chọn cho những khách hàng yêu thích màu sắc đậm. Vân gỗ cẩm thị màu đen đậm, to, đẹp, uốn nét rõ ràng và giữ màu tốt.
- Gỗ cẩm thị là loại gỗ quý hiếm với tính chất gỗ đặc trưng là cứng chắc, chống mối mọt, cong vênh, nứt nẻ tốt; tỷ trọng lớn vô cùng thích hợp để làm các sản phẩm như tủ thờ, bàn thờ.
- Giá thành bàn thờ gỗ cẩm thị cũng khá đắt đỏ như hai loại gỗ quý khác ở trên. Dù vậy, chất lượng và vẻ đẹp của bàn thờ gỗ cẩm thị chắc chắn sẽ không khiến người sử dụng phải tiếc nuối.
Kích thước bàn thờ chuẩn Lỗ Ban
- Các loại bàn thờ hiện nay (như bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên, bàn thờ treo, …) đều được đo đạc kích thước theo các cung tốt của thước Lỗ Ban âm phần 38,8cm để đem lại may mắn, bình an, thuận lợi cho gia chủ và mọi người trong cuộc sống.
Kích thước bàn thờ hợp phong thủy
Bàn thờ được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại bàn thờ sẽ có cách đo đạc và tính toán khác nhau. Trong đó có thể chia làm 2 loại chính là bàn thờ đứng và bàn thờ treo tường.
Kích thước bàn thờ đứng
Bàn thờ đứng bao gồm bàn thờ gia tiên, sập thờ, tủ thờ, án gian thờ, bàn thờ Phật, bàn thờ thần tài, bàn thờ Mẫu, bàn thờ Chúa, … Được sử dụng trong các không gian phòng thờ riêng biệt, tại phòng khách hoặc các vị trí trang trọng khác trong nhà. Dù là bàn thờ hiện đại hay bàn thờ theo kiểu truyền thống đều được tính toán dựa trên chiều cao, chiều dài và chiều rộng tổng thể của bàn thờ.
- Chiều cao bàn thờ phổ biến là 117cm, 127cm,…
- Chiều dài bàn thờ phổ biến là 127cm, 157cm, 175cm, 217cm, …
- Chiều rộng bàn thờ đứng phổ biến là 61cm, 69cm, 97cm, 107cm, 117cm,…
Kích thước bàn thờ treo
Bàn thờ treo tường được sử dụng ở các không gian phòng ở nhỏ hẹp, sử dụng để thờ Phật, thờ gia tiên hoặc thờ Mẫu. Bàn thờ treo tường là cách đơn giản để tiết kiệm diện tích, đồng thời được treo ở nơi cao nên bàn thờ sạch sẽ, thoáng đãng hơn tôn lên được sự sang trọng, linh thiêng, tránh trẻ nhỏ va chạm nơi này. 0
Bàn thờ treo tường thường được làm theo các kích thước có sẵn để đảm bảo sự hài hòa cũng như giúp chúng giữ vị trí tốt hơn trên tường nhà.
- Kích thước bàn thờ treo tường cỡ nhỏ: sâu 48 cm (Hỷ Sự) x rộng 81 cm (Tài Vượng); sâu 48 cm (Hỷ sự) x rộng 88 cm (Tiến Bảo)
- Kích thước bàn thờ treo tường trung bình: sâu 49,5 cm (Tài Vượng) x rộng 95 cm (Tài Vượng), sâu 56 cm (Tài Vượng) x rộng 95 cm (Tài Vượng)
- Kích thước bàn thờ treo tường cỡ lớn: sâu 61 cm (Tài Lộc) x rộng 107 cm (Quý Tử)
Chọn kích thước bàn thờ theo tuổi có cần thiết không?
- Theo sự chia sẻ của các thầy phong thủy, kích thước bàn thờ hầu hết đều được chọn theo các kích thước hợp với các cung tốt của thước Lỗ Ban . Tùy theo mong muốn của gia chủ mà sẽ có những cung tốt phù hợp riêng.
- Việc chọn kích thước bàn thờ theo tuổi được xem là không quá quan trọng. Hiện nay, chưa có thuyết phong thủy nào quy định về kích thước bàn thờ theo tuổi. Vì vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn các bàn thờ khác nhau mà không cần quan tâm đến độ tuổi gia chủ.

Vị trí đặt bàn thờ theo phong thủy
Bàn thờ nên đặt ở tầng thượng hoặc phòng khách
- Bàn thờ là đồ nội thất thờ cúng. Vì vậy, vị trí đặt bàn thờ cần phải chú ý để đảm bảo được sự trang trọng, thoáng mát, yên tĩnh và linh thiêng. Đối với các ngôi nhà nhiều tầng, bàn thờ thường được đặt ở tầng cao nhất vì đây là nơi yên tĩnh, sạch thoáng, ít bị ồn ào bởi hoạt động của các thành viên.
- Nếu không tiện đặt ở tầng cao hoặc nhà chỉ có một tầng thì có thể đặt bàn thờ ở phòng khách hoặc những vị trí khoảng giữa của các căn phòng nơi ít người qua lại, yên tĩnh.
Mặt sau dựa tường, không đặt bàn thờ ở những nơi ồn ào, ô uế
- Không đặt bàn thờ ở những nơi gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng chơi trẻ em vì sẽ khiến bàn thờ mất đi tính linh thiêng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần các thành viên.
- Phía sau bàn thờ phải dựa vào mặt tường vững chắc, không được dựa vào tường kính, cửa sổ, những nơi có góc nhọn, mặt gương soi hoặc những nơi kém vững chắc.
Hướng bàn thờ nên dựa theo phong thủy và mệnh của gia chủ
- Bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là vị trí tốt, nhìn ra hướng tốt. Gia chủ Đông tứ trạch nên đặt bàn thờ theo hướng Bắc, Nam, Đông Nam và Đông. Gia chủ mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên đặt theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc.
- Không đặt bàn thờ ở các hướng Ngũ Quỷ (Đông Bắc, Tây Nam), không đặt bàn thờ ngược hướng với hướng nhà, không đặt bàn thờ ngay cửa ra vào, tránh nơi có gió và ánh nắng chiếu trực tiếp vào bàn thờ. Đây là những điều tối kỵ sẽ đem đến những điều không may mắn cho gia chủ và gia đình.
Họa tiết phong thủy bàn thờ phù hợp cho gia chủ
Bàn thờ không chỉ là khu vực phong thủy, tâm linh quan trọng mà đây còn là điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thông thường, chúng sẽ được điêu khắc các họa tiết truyền thống mang ý nghĩa độc đáo, đồng thời thể hiện sở thích và mong muốn của gia chủ.

Họa tiết chạm khắc Ngũ Phúc
- Ngũ Phúc bao gồm 5 điều: khang ninh, du hảo đức, khảo chung mệnh, thọ, phú có nghĩa là an lành, tốt đức, vui vẻ, sống thọ và giàu sang. Ngũ Phúc là những điều mang theo ý tốt lành, may mắn cho cuộc sống gia chủ.
- Năm con dơi còn được gọi là Ngũ Phúc (ngũ là năm, chữ Dơi đồng âm với chữ Phúc) thường được chạm khắc trên bàn thờ, sập thờ,… và các vật dụng thờ cúng như lư hương, bình hoa như một lời chúc tốt đẹp cho cuộc sống luôn suôn sẻ, thuận lợi.
- Ngũ Phúc còn được kết hợp với các họa tiết như Dơi ngậm tiền ngụ ý tiền tài sung túc, Dơi ngậm chữ Thọ là sự trường thọ, sống lâu.
Họa tiết chạm khắc mai điểu
- Mai là hoa mai, điểu là chim muông. Đây là họa tiết mang tính truyền thống và nghệ thuật được sử dụng nhiều trong các món đồ nội thất xưa. Là một trường phái của Hoa Điểu Họa.
- Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, là khởi đầu của năm mới, mang lại may mắn, tốt lành. Chim chóc ríu rít bên cành mai mang lại cảm giác vui vẻ, sum, vầy và mùa xuân tràn ngập sức sống.
Họa tiết tứ linh
- Tứ linh là tên gọi chung cho 4 linh vật: Long – Lân – Quy – Phụng đại diện cho sức mạnh của trời đất. Long đứng đầu tứ linh biểu tượng cho sự cao quý, cuộc sống vĩnh hằng. Lân xua đuổi tà ma, đại diện cho sự hạnh phúc, trường thọ. Quy trấn trạch, tài lộc và trường thọ. Phụng là đại diện của vẻ đẹp và hạnh phúc.
- Hình tượng tứ linh được sử dụng nhiều trong các kiến trúc, nội thất với ngụ ý về sự hài hòa của cuộc sống, mang đến sự bình an, ấm no, hạnh phúc và cuộc sống dài lâu.
Họa tiết hoa sen
- Hoa sen là loại hoa thanh tao, dù mọc trong bùn nhưng lại nở hoa thơm ngát. Các họa tiết hoa sen được biến đổi, cách điệu thành các kiểu dáng khác nhau đem đến vẻ đẹp khác biệt cho những sản phẩm điêu khắc.
- Đây là loài hoa được các vị Phật sử dụng làm bệ ngồi, tượng trưng cho nhân quả luân hồi, bình đẳng, hôn nhân, thịnh vượng và tính kiên trì vượt khó. Nó còn là sự tượng trưng cho tấm lòng hướng thiện, bác ái vô cùng thích hợp để chạm khắc trên bàn thờ.
Họa tiết rùa cõng hạc
- Hạc là loài chim tiên (tiên hạc) mang cốt cách thanh cao. Rùa lại là con vật chịu thương chịu khó, ăn ít, sống bền bỉ. Hạc và rùa đều đại diện cho lối sống thoát tục, cao quý và cuộc sống trường thọ.
- “Rùa cõng hạc” hay “Hạc đậu trên mai rùa” là họa tiết truyền thống mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa Việt. Nó tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, sự hài hòa giữa trời và đất. Đồng thời rùa cõng hạc còn mang ý nghĩa về sự tương trợ, chung thủy và mối quan hệ bền lâu.
Bài viết trên đây đã đưa đến bạn những nội dung tổng quát nhất về bàn thờ, món đồ nội thất được sử dụng phổ biến trong các gia đình cho mục đích thờ cúng. Hi vọng qua đây, bạn đã có được những kiến thức cần thiết để mua sắm sản phẩm này cho ngôi nhà của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhé.